An toàn sân bay: Những nguy cơ và giải pháp

Sân bay- “cửa ngõ” về những nguy cơ an ninh

Các thảm họa thiên nhiên là bất khả kháng nhưng chẳng mấy khi một địa phương phải thường xuyên đối mặt với chúng. Song nếu hệ thống điều hành của sân bay gặp sự cố do sự bất cẩn của con người thì quả là đáng chê trách và không đáng có. Sân bay quốc tế không chỉ là nơi trung chuyển hành khách, mà còn là cửa ngõ ra vào một đất nước, là bộ mặt của một quốc gia.

 Mất điện, an ninh điện lưới gặp vấn đề là một trong những nguyên nhân chính gây nên những sự cố hệ thống tại sân bay.

Ngày 27.3.2015, sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam của Hà Lan, sân bay lớn thứ 4 ở châu Âu bị mất điện trong 5 giờ đồng hồ do sự cố điện lưới của thành phố đã làm tổn thất hàng chục triệu USD cho hành khách và các hãng hàng không. Các sân bay tiếng tăm ở Mỹ, Canada, Úc cũng từng chịu cảnh này. Ngay tại Việt Nam, vào ngày 20.11.2014, sự cố mất điện ở đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) trong 35 phút ảnh hưởng đến 92 chuyến bay đi, đến và trong vùng thông báo bay của TP.HCM (FIR HCM).

An ninh về điện ở đài kiểm soát không lưu bị đe dọa gây ra thiệt hại lớn cho nhiều phía. Các máy bay không thể hạ cánh và cất cánh được. Trong khi đó, chi phí cho mỗi giờ bay lên tới 9.000 USD tùy theo kích cỡ từng loại máy bay. Những máy bay không cất cánh được sẽ bị hoãn chuyến, nhiều chuyến bị hoãn sẽ bị dồn ứ lại vào các giờ sau đó. Hành khách lỡ việc, lỡ chuyến bay kế tiếp đã xếp lịch…

 Các sự cố về điện còn có thể dẫn đến tình trạng rối, nhiễu hệ thống cho khu vực quầy đăng ký bay, kiểm tra hành lý, băng tải hành lý, khu chờ bay, bãi đậu xe, hệ thống IT và nhiều phòng ban chức năng khác.

An ninh điện: nên bắt đầu từ giải pháp bảo vệ nguồn

Với đặc thù hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày/7ngày trong tuần/365 ngày trong năm, sân bay là nơi mọi thứ cần được vận hành trơn tru và an toàn. Bảo vệ nguồn điện ở sân bay chính là bảo vệ sự an toàn cho các chuyến bay, bắt đầu từ việc đảm bảo hiệu suất hoạt động tối đa cho các thiết bị điện, giảm thiểu lượng khí thải CO2 cũng như duy trì khả năng vận hành liên tục, linh hoạt của các trung tâm dữ liệu vốn được xem là hệ xương sống của các sân bay.

 Các giải pháp công nghệ bảo vệ nguồn Schneider Electric Secure Power (được biết đến rộng rãi qua thương hiệu APC by Schneider Electric) được rất nhiều sân bay trên thế giới tin tưởng lựa chọn.

Đây chính là chiến lược mà APC (một thương hiệu thành viên của tập đoàn Schneider Electric) – một trong những chuyên gia danh tiếng trong việc sản xuất hệ thống UPS cải tiến, đầu tư mỗi năm. Nhờ hiểu rõ “hệ sinh thái” của một sân bay để không chỉ đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn, an ninh, tiết kiệm mà còn là các giải pháp giúp nâng cao nghiệp vụ trong sân bay, Schneider Electric sở hữu một danh sách các đối tác ngày càng lớn trên toàn cầu.  Đơn cử năm 2015, sân bay Singapore Changi Airport lần thứ ba liên tiếp được trao giải sân bay tốt nhất thế giới dựa trên khảo sát của Skytrax tại 112 quốc gia, nhờ những cải tổ ưu việt trong phục vụ hành khách và an ninh điện hàng không là nền tảng cho mọi sự ưu việt đó.

 Nằm trong bộ giải pháp Schneider Electric Secure Power, thế hệ UPS 3 pha mới nhất vừa được giới thiệu ra thị trường là Galaxy VM với nhiều cải tiến công nghệ và tính năng tiên tiến nhất, bao gồm chế độ EcoMode, giúp tăng tối đa hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.

Cũng trong năm 2015, giải pháp UPS 3-pha với những cải tiến công nghệ lớn mang tên Galaxy VM của chuyên gia hàng đầu về năng lượng này đã tạo được tiếng vang lớn, với hiệu suất hoạt động vượt trội lên đến 99%. Việc tích hợp chế độ vận hành ECOnversionTM được xem là bước đột phá cho các sản phẩm cùng phân khúc, cho phép cung cấp nguồn điện dự phòng ổn định và đáng tin cậy, đồng thời tránh được tình trạng quá tải của các trung tâm dữ liệu hay hệ thống điện trực thuộc. Cùng với các giải pháp về bảo vệ nguồn khác, Schneider Electric không chỉ giúp các sân bay đón đầu các hiểm nguy, mà còn hỗ trợ xây dựng nền tảng hoàn hảo để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách một cách tốt nhất.   

Đọc thêm